Hiện tại, các siêu thị trên địa bàn tỉnh có nhu cầu lớn hàng rau, củ, quả tươi sống nhưng nông sản trong tỉnh lại chưa thể đáp ứng.
Nhằm tăng lượng nông sản sạch để có đủ tiêu chuẩn “chen chân” vào siêu thị, giúp người dân ổn định cuộc sống, các ngành chức năng, đơn vị và người trồng nông sản đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất.
Nông sản trong tỉnh khó vào siêu thị
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh có rất ít mặt hàng rau, củ, quả được sản xuất trong tỉnh. Tại siêu thị Co.opmart Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một) mỗi ngày nhập hơn 100 loại nông sản nhưng số nông sản của Bình Dương chỉ chiếm trên 10 loại. Ở siêu thị Big C (TP. Thủ Dầu Một), khu vực bán rau, củ, quả rất đông khách đến chọn lựa nhưng rất ít sản phẩm sản xuất trong tỉnh.
Lý giải về vấn đề này, bà Trịnh Thị Mai Hân, Phó Giám đốc siêu thị Co.opmart Bình Dương, cho rằng: “Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón hàng NS của Bình Dương đưa vào bán tại đây. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng siêu thị phải đặt ra cho mình những yêu cầu như: hàng hóa phải bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian cung cấp ổn định, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và giá thành sản xuất cũng phải có tính cạnh tranh theo thị trường. Nếu các cơ sở đáp ứng được yêu cầu của siêu thị, chúng tôi sẵn sàng nhập hàng”.
Yêu cầu đặt ra tại các siêu thị khá cao, thế nhưng các cơ sở sản xuất Nông sản Bình Dương chưa thật sự nỗ lực để sản phẩm vào siêu thị. Có một thực trạng hiện nay là do tập quán, thói quen sản xuất nhỏ lẻ nhiều địa phương trong tỉnh chuyên sản xuất, cung cấp nông sản chưa bảo đảm về số lượng và chất lượng. Với những yêu cầu siêu thị đặt ra từng hộ nông dân thực hiện sẽ rất khó, mà phải có sự liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã (HTX); ngoài việc tập trung hội viên canh tác để bảo đảm số lượng và chất lượng sản phẩm,hợp tác xã còn xây dựng được thương hiệu sản phẩm lâu dài.
Tuy nhiên, cái khó của nhiều hợp tác xã hiện nay là không có đủ nguồn vốn để sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng như kho bãi, phương tiện vận chuyển, các phương thức bảo quản sau thu hoạch... nên rất khó bảo đảm số lượng và chất lượng hàng như các nhà bán lẻ yêu cầu.
Cùng nỗ lực
Theo Sở Công thương, sở đang phối hợp với Sở Công thương TP.HCM tìm thêm đầu ra cho NS trong tỉnh. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng rất quan tâm đến việc giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho hợp tác xã, cơ sở sản xuất dưới nhiều hình thức. Cụ thể, hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn quy trình sản xuất theo công nghệ, kỹ thuật mới. Từ đó giúp người dân tăng năng suất, chất lượng NS để đáp ứng được lượng hàng và yêu cầu từ các nhà bán lẻ.
Ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết để nông sản trong tỉnh xuất hiện nhiều hơn tại các siêu thị, trước hết các cơ sở, hợp tác xã sản xuất cần bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng, chất lượng, giá thành; đồng thời cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng chăm sóc, đẩy mạnh cơ giới hóa và công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn... Sở cũng đang nỗ lực hướng dẫn người dân phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn. Sở còn phối hợp với Sở Công thương làm “cầu nối” giúp các sản phẩm nông sản trong tỉnh tiếp cận nhiều hơn với các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Về lâu dài, thị trường cho NS có nhãn hiệu của tỉnh phải hướng vào siêu thị và thị trường các thành phố lớn. Bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, người làm NS cũng cần chủ động tiếp cận kiến thức mới, cách làm mới hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thị trường để nông sản có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh có rất ít mặt hàng rau, củ, quả được sản xuất trong tỉnh. Tại siêu thị Co.opmart Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một) mỗi ngày nhập hơn 100 loại nông sản nhưng số nông sản của Bình Dương chỉ chiếm trên 10 loại. Ở siêu thị Big C (TP. Thủ Dầu Một), khu vực bán rau, củ, quả rất đông khách đến chọn lựa nhưng rất ít sản phẩm sản xuất trong tỉnh.
Lý giải về vấn đề này, bà Trịnh Thị Mai Hân, Phó Giám đốc siêu thị Co.opmart Bình Dương, cho rằng: “Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón hàng NS của Bình Dương đưa vào bán tại đây. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng siêu thị phải đặt ra cho mình những yêu cầu như: hàng hóa phải bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian cung cấp ổn định, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và giá thành sản xuất cũng phải có tính cạnh tranh theo thị trường. Nếu các cơ sở đáp ứng được yêu cầu của siêu thị, chúng tôi sẵn sàng nhập hàng”.
Yêu cầu đặt ra tại các siêu thị khá cao, thế nhưng các cơ sở sản xuất Nông sản Bình Dương chưa thật sự nỗ lực để sản phẩm vào siêu thị. Có một thực trạng hiện nay là do tập quán, thói quen sản xuất nhỏ lẻ nhiều địa phương trong tỉnh chuyên sản xuất, cung cấp nông sản chưa bảo đảm về số lượng và chất lượng. Với những yêu cầu siêu thị đặt ra từng hộ nông dân thực hiện sẽ rất khó, mà phải có sự liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã (HTX); ngoài việc tập trung hội viên canh tác để bảo đảm số lượng và chất lượng sản phẩm,hợp tác xã còn xây dựng được thương hiệu sản phẩm lâu dài.
Tuy nhiên, cái khó của nhiều hợp tác xã hiện nay là không có đủ nguồn vốn để sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng như kho bãi, phương tiện vận chuyển, các phương thức bảo quản sau thu hoạch... nên rất khó bảo đảm số lượng và chất lượng hàng như các nhà bán lẻ yêu cầu.
Cùng nỗ lực
Theo Sở Công thương, sở đang phối hợp với Sở Công thương TP.HCM tìm thêm đầu ra cho NS trong tỉnh. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng rất quan tâm đến việc giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho hợp tác xã, cơ sở sản xuất dưới nhiều hình thức. Cụ thể, hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn quy trình sản xuất theo công nghệ, kỹ thuật mới. Từ đó giúp người dân tăng năng suất, chất lượng NS để đáp ứng được lượng hàng và yêu cầu từ các nhà bán lẻ.
Ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết để nông sản trong tỉnh xuất hiện nhiều hơn tại các siêu thị, trước hết các cơ sở, hợp tác xã sản xuất cần bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng, chất lượng, giá thành; đồng thời cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng chăm sóc, đẩy mạnh cơ giới hóa và công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn... Sở cũng đang nỗ lực hướng dẫn người dân phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn. Sở còn phối hợp với Sở Công thương làm “cầu nối” giúp các sản phẩm nông sản trong tỉnh tiếp cận nhiều hơn với các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Về lâu dài, thị trường cho NS có nhãn hiệu của tỉnh phải hướng vào siêu thị và thị trường các thành phố lớn. Bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, người làm NS cũng cần chủ động tiếp cận kiến thức mới, cách làm mới hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thị trường để nông sản có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét